Kiến Thức Kinh Doanh từ Đại Học StanFord và bài học kinh doanh của các Tỷ phú xuất thân từ ĐH Stanford

Mục tiêu chủ đề này: giúp mọi người có định hướng đúng đắn, vững vàng trong kinh doanh, tránh và hạn chế những sai lệch trong phát triển sự nghiệp kinh doanh.

Đại Học Stanford được xếp hạng là một trong đại học tạo ra nhiều doanh nhân thành công và tỷ phú nhất thế giới.

Chủ đề được Lương mở để giúp mọi người học hỏi, và chia sẻ những Kiến thức kinh doanh thực tiễn/Kiến thức nền quan trọng từ các chuyên gia Đại Học StanFord, cũng như của các Tỷ phú/doanh nhân thành công xuất thân từ Đại học StanFord, qua đó áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu bạn biết những kiến thức kinh doanh thực tiễn hữu ích từ các chuyên gia của Đại Học Stanford hoặc từ các tỷ phú/doanh nhân xuất thân từ Đại Học Stanford, cùng Lương chia sẻ để giúp mọi người học hỏi và áp dụng vào kinh doanh nhé.

Tỷ phú/doanh nhân thành công xuất thân từ Đại học StanFord

Dưới đây là danh sách một trong số những công ty lớn và các tỷ phú/doanh nhân xuất thân từ Đại Học StanFord

  • Google (Tỷ phú, doanh nhân, nhà sáng lập Sergey Brin)
  • Nike ( nhà đồng sáng lập Phil Knight tạo nên hãng Thời trang thể thao lớn của thế giới)
  • Netflix (tỷ phú Reed Hastings )
  • PayPal (doanh nhân, nhà đồng sáng lập Peter Thiel)
  • Youtube (Jawed Karim – người được coi là cha đẻ của Youtube)
  • Instagram (nhà đồng sáng lập Mike Krieger)
  • Nvidia (Jensen Huang – nhà đồng sáng lập và là CEO hiện tại của Nvidia)
  • Snapchat (nhà đồng sáng lập Evan Spiegel)
  • LinkedIn (nhà đồng sáng lập Reid Hoffman)
  • WhatsApp (nhà đồng sáng lập Brian Acton)
  • Thủ tướng Vương Quốc Anh - Rishi Sunak (ông theo học Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford).
  • Doanh nhân tỷ phú Châu Á của Ấn Độ - Mukesh Ambani (ông học MBA tại Đại Học StanFord)
  • Tổng thống thứ 31 Hoa Kỳ, doanh nhân Herbert Hoover (ông tốt nghiệp Đại Học StanFord)
  • Các doanh nhân thành công, tỷ phú và người nổi tiếng tham gia học hoặc nghiên cứu tại Đại Học StanFord chưa đề cập trong list này

Đại Học StanFord là ngôi trường đã tạo ra nhiều doanh nhân thành công và Tỷ phú trên thế giới, StanFord được xếp vào Top những trường đại học tạo ra nhiều tỷ phú nhất. Trong nhiều giai đoạn, số lượng tỷ phú trưởng thành (thông qua học hoặc nghiên cứu) từ Đại Học StanFord nhiều hơn Đại Học Harvard.

Đại Học StanFord thành lập năm 1891 bởi Leland Stanford (ông là nhà tư bản giàu có và là Thống đốc California lúc bấy giờ) cùng vợ ông là Jane Stanford.

Theo tư liệu của Đại Học Stanford, sự ra đời của trường có dấu ấn của ĐH Harvard, nói cách khác Harvard đã thúc đẩy sự hình thành Đại Học Stanford.

Câu chuyện ra đời của Đại Học Stanford

Chúng ta cùng xem giai thoại câu chuyện ra đời của Đại Học Stanford

Nhà sáng lập ĐH Stanford cùng vợ ông, cả hai người trong bộ quần áo cũ kỹ, có vẻ nghèo nàn bước vào Đại Học Harvard với mong muốn làm một điều gì đó kỷ niệm cho người con trai duy nhất đã học ĐH Harvard nhưng không may quá cố trong một tai nạn.

Họ gặp chủ tịch Đại Học Harvard…

Cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng với dáng vẻ nghèo nàn ấy và chủ tịch ĐH Harvard cứ diễn ra cho đến khi ngài chủ tịch nói “chúng tôi đã dành bảy mươi triệu rưỡi đô la để xây dựng nên ngôi trường”.

Người vợ với dáng vẻ nghèo khó im lặng trong phút chốc rồi quay sang nhìn chồng mình và nói:

“Để xây dựng một trường Đại học chỉ cần số tiền đó là đủ sao, chúng ta có thể tự xây một cái không?”. Trên thực tế, hiệu trưởng của Harvard đã góp ý để hai vợ chồng thành lập Đại học Stanford.

Người chồng gật đầu và họ tìm đến bang California (Mỹ), bỏ tiền và xây dựng ngôi trường Đại Học mới mang tên mình – Đại Học Tổng Hợp Stanford.

Dù giai thoại có thể có những chi tiết được cách điệu hay đó là sự thật, thì dấu ấn của Harvard trong thúc đẩy sự ra đời của Đại Học Stanford là sự thật.

Ngày nay Đại Học Stanford là một trong ngôi trường đại học hàng đầu thế giới, nằm ở trung tâm Thung lũng Silicon, sản sinh ra nhiều tỷ phú, doanh nhân thành công.

Để giúp bạn và mọi người học hỏi những kiến thức kinh doanh thực tiễn/ kiến thức nền quan trọng từ Đại Học Stanford cũng như các tỷ phú/doanh nhân trưởng thành từ ĐH Stanford, qua đó áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Nguyễn Lương mở Topic này để mọi người cùng nhau chia sẻ và thảo luận những kiến thức kinh doanh thực tiễn, bài học kinh doanh giá trị từ chuyên gia của trường cũng như các tỷ phú/doanh nhân đã phát triển thành công các công ty và sự nghiệp.

Cảm ơn a Lương đã tạo topic này, rất thích mục tiêu của chủ đề này ạ. Thực tiễn kết hợp với tri thức nền tạo định hướng đúng đắn.

Muốn bản thân hành động tích cực và đạt được thành công trong kinh doanh.

Phó giáo sư nghiên cứu tại Đại Học StanFord , BJ Fogg chỉ ra:
Ngoài việc tập trung vào các mục tiêu nhỏ, ông cho biết điều quan trọng là phải linh hoạt trong quá trình tìm kiếm sự thay đổi và hướng đến những cảm xúc tích cực.

Cụ thể:

  • Tạo điều kiện để bản thân làm những gì bạn muốn làm;
  • giúp bản thân cảm thấy thành công;
  • đầu tư thời gian, năng lượng (và tiền bạc) để tạo ra môi trường của bạn theo cách khiến các hành động “tốt” trở nên dễ dàng và các hành động “xấu” trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

Điều mang lại sự quyết tâm, niềm tin sẽ thành công

Nhà sáng lập DoorDash, Stanley Tang, xuất thân từ Đại học Stanford khi được hỏi về điều gì đã mang lại sự quyết tâm, niềm tin rằng mình sẽ thành công:

Tôi đã làm việc với nhiều dự án phụ trong suốt hành trình mình đã trải qua trước DoorDash – đó chỉ là sở thích của tôi., có rất nhiều dự án phụ mà tôi đã làm trong suốt thời gian học đại học nhưng không thành công, bao gồm công cụ đọc tin tức trực tuyến, ứng dụng lịch, ứng dụng nhắn tin nhóm, v.v.

Mỗi điều tôi thực hiện, tôi đã mắc phải hàng tấn lỗi và học được điều gì đó mới. Hy vọng là bạn không lặp lại những lỗi tương tự đã phạm phải, và áp dụng những bài học đó vào dự án tiếp theo của mình.

Lỗi sai và những thất bại mang đến kinh nghiệm, sự hiểu biết và tạo dựng lòng tin sẽ thành công trong tương lai, thất bại là động lực mạnh thúc đẩy chúng ta hành động hướng tới kết quả tốt đẹp.

Cảm ơn @trongkien vì điều này.

Mình hay thích đặt mục tiêu lớn, và để hoàn thành, phải chia nhỏ để hành động hiệu quả.

Đặt giá bán thấp hàng ngày sẽ mang về nhiều doanh thu hơn Khuyến mãi hay không?

Nghiên cứu của Trường Kinh doanh sau đại học Stanford GSB trong kinh doanh siêu thị về một vấn đề dai dẳng từ lâu liên quan đến chiến lược giá thấp và giá khuyến mại.

“Giá thấp hàng ngày” (EDLP) có tốt hơn giá khuyến mại (PROMO) khi thu hút khách hàng thường xuyên hay không? Các nhà điều tra phát hiện ra rằng trong khi EDLP có chi phí cố định thấp hơn (Fixed cost), thì hình thức khuyến mại PROMO lại mang về doanh thu cao hơn — đó là lý do tại sao đây là chiến lược tiếp thị được nhiều cửa hàng ưa chuộng.

Một kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập Zepto (Ấn Độ) – Vohra, khi ngưng học ĐH Standford để khởi nghiệp. Zepto đã trở thành kỳ lân trên 1 tỷ đô:

Để giữ chân được khách hàng bền lâu, người kinh doanh cần tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm. khi khách hàng đặt 10 sản phẩm, họ sẽ nhận được chính xác 10 sản phẩm đó. Từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp, họ buộc mình phải kiếm được từng đồng.

Sự vĩ đại và thành công được tạo nên từ đâu? Tỷ phú Jensen Huang, người đồng sáng lập Nvidia, từng học tại Đại học Stanford:

Sự vĩ đại không phải là trí thông minh. Sự vĩ đại đến từ tính cách. Và tính cách không được hình thành từ những người thông minh, mà được hình thành từ những người đã chịu đau khổ, bước qua những khó khăn cùng cực, vĩ đại và thành công không phải là trí năng thông minh.