Sản phẩm được tạo ra để giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề cho khách hàng, nếu marketing vượt ngưỡng qua đà sẽ đẩy người bán vào thế khó, thậm chí bị khách ghét.
Vào thời điểm đó, khi cuộc biểu tình phong trào nổi lên, Pepsi muốn tận dụng sự kiện biểu tình và tung ra video Marketing, họ lựa chọn Kendall Jenner, một siêu mẫu nổi tiếng, để làm nhân vật chính. Trong video, khi đang làm việc trên phố, thấy mọi người biểu tình, cô ấy đã quyết định cởi bỏ tóc giả, xóa lớp trang điểm và bước đi cùng đám đông.
Rồi cô ấy tiến đến một cảnh sát đang làm nhiệm vụ, đưa cho viên cảnh sát một… lon Pepsi. Điều ngạc nhiên đã xảy ra! Mọi căng thẳng đều được giải quyết. Và mọi thứ trên thế giới đều trở nên tốt đẹp hơn.
Sự tốt đẹp ấy đã lấy đi của Pepsi hàng chục triệu đô trong 1 ngày bởi vì chiến dịch marketing bị người dùng phản ứng dữ dội.
Nếu trước khi đưa ra chiến dịch Marketing, Pepsi hiểu rằng khó có thể dùng 1 lon nước ngọt để giải quyết vấn đề xã hội đã xuất hiện từ lâu, và bùng phát thành cuộc biểu tình, thì có lẽ Pepsi đã không tung ra chiến dịch tiếp thị này.
Trong Marketing, việc phóng đại là thường thấy, song nếu sự chênh lệch giữa giải pháp của sản phẩm và vấn đề của khách hàng là quá lớn, điều đó có thể khiến hàng hóa chúng ta bị khách hàng ghét, thậm chí tẩy chay.
Mọi người hãy chú ý điều trên khi tiếp thị hoặc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.