Thận trọng khi sử dụng Tư duy ngược trong Marketing thu hút khách hàng

Tư duy ngược là thủ pháp tư duy thường được nhà kinh doanh hoặc người làm Marketing sử dụng tạo ra sự độc đáo trong thu hút khách mua.

Như trường hợp marketing cho đồ ăn, thức uống nhưng nhà kinh doanh sử dụng hình ảnh thực phẩm bẩn để khẳng định sự khác biệt sạch sẽ, tốt lành của người bán trong một thị trường có nhiều mối nguy an toàn thực phẩm.

Cách tư duy độc đáo như vậy có thể thu hút được khách hàng khi hội tụ những điều kiện thích hợp,

nhưng trong nhiều tình huống khách hàng có thể dị ứng với hình ảnh thực phẩm không sạch sẽ, dẫn tới trải nghiệm không tốt về mặt thị giác và tinh thần cho khách hàng.

Khi làm Marketing bằng content âm thanh, video, hình ảnh, text… nếu sử dụng tư duy ngược để tìm kiếm sự độc đáo, bạn nên thận trọng để tránh gây ra trải nghiệm tiêu cực, dẫn đến mất uy tín trong kinh doanh.

Pepsi đã thất bại nặng nề với với chiến dịch Marketing “Pepsi bring you back to life” tại Trung Quốc, Pepsi muốn gửi đi thông điệp “Đưa bạn trở lại cuộc sống”.

Nhưng khi đến thị trường Trung Quốc, câu tốt đẹp đó lại bị dịch thành “Pepsi bring your ancestors back from the grave”, tức là mang tổ tiên của bạn từ âm ti trở về.

Chiến dịch Marketing của Pepsi tưởng chừng thu hút được khách hàng Trung Quốc, nhưng lại là thất bại lớn với họ lúc bấy giờ.

Trong thu hút khách hàng, sử dụng các thông điệp độc đáo để thu hút khách hàng cần được đánh giá thận trọng, tránh dẫn tới tổn thất cho mô hình kinh doanh.

Cùng với tư duy ngược, khi làm Marketing ( content, quảng cáo, thương hiệu) cần giữ được sự thật.

Giám đốc sáng tạo quảng cáo huyền thoại William Bernbach đã từng nói: “Yếu tố mạnh mẽ nhất trong quảng cáo là sự thật.” Trong thời đại kỹ thuật số, “sự thật” có thể là các sự kiện, số liệu được công bố bởi tổ chức/cá nhân uy tín, nghiên cứu tình huống, v.v.