Thử nghiệm và chấp nhận sai lầm hay chuẩn bị chu đáo trước khi bắt tay làm kinh doanh?

Chuẩn bị trong kinh doanh có thể khiến chúng ta tiêu tốn nhiều thời gian, bỏ lỡ cơ hội, nhưng nếu thử nghiệm mà sai lầm cũng nguy hiểm không kém khi phải trả giá bằng tiền.

Các nhà kinh doanh của Disney với tiềm lực lớn, họ có chiến lược kinh doanh thử và sai lầm, họ rất thành công với Fantasia nhờ chiến lược này.

Trường hợp của Zipcar kinh doanh dịch vụ xe ô tô, vào những ngày đầu khởi nghiệp, thử nghiệm nhiều và họ làm ra sản phẩm website theo cách họ muốn, nhưng những điều họ làm không sớm được tung ra để nhận phản hồi từ khách hàng, quả nhiên sau đó, đội ngũ tiếp tục dành ra nhiều thời gian để edit, chỉnh sửa nền tảng phù hợp mong muốn khách.

Với người kinh doanh, thử nghiệm trong khuôn khổ tài chính cho phép và quan trọng hơn là xác thực với nhu cầu khách hàng sẽ giúp những tính toán kinh doanh của chúng ta đi đúng hướng.

Cần thất bại trong kinh doanh, với người khởi nghiệp ít vốn, thất bại cần theo hướng thông minh và có lợi. Bạn có thể thử hạng mục kinh doanh với quy mô nhỏ và sẵn sàng thất bại dưới quy mô nhỏ này, bằng cách này bạn rút kinh nghiệm và khắc phục cho lần thử sau. Khi đó thất bại có lợi, giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro, tăng tỷ lệ cơ hội thành công trong lần sau.